Trong vài năm trở lại đây, dầu dừa đã dần xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trước kia, người ta nhắc đến dầu dừa sẽ nghĩ đến ngay là sản phẩm chăm sóc tóc và da rất hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã bắt đầu ứng dụng dầu dừa vào trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như làm nguyên liệu cho bánh ngọt, sản xuất thực phẩm chức năng,… Vậy, dầu dừa có ăn được không? Hãy cùng Dahala tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Lợi ích của việc ăn dầu dừa
Dầu dừa là một loại dầu ăn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta. Nhưng, không ít người hoài nghi rằng “dầu dừa có ăn được không”. Thực tế, chúng ta có thể ăn được dầu dừa bởi vì chúng mang lại 1 số tác dụng như:
1.1. Hỗ trợ giảm cân
Dầu dừa chứa axit béo chuỗi trung bình (MCT) có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng loại axit béo này sẽ làm tăng cảm giác no, giảm cơn thèm ăn, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Bằng cách bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn uống, bạn sẽ đạt được mục tiêu giảm cân một cách tự nhiên và hiệu quả.
Dầu dừa hỗ trợ giảm cân
1.2. Cung cấp năng lượng
Một trong những ưu điểm nổi bật của dầu dừa chính là khả năng cung cấp năng lượng. Các axit béo trong dầu dừa sẽ được chuyển hóa thành năng lượng ngay lập tức, giúp cải thiện sức bền và hiệu suất tập luyện.
Đây là nguồn cung cấp năng lượng vượt trội so protein hay glucose. Vì thế, dầu dừa đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người thường xuyên vận động
1.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Dầu dừa có chứa axit lauric và monolaurin, đây là hai hợp chất có khả năng kháng khuẩn và chống vi rút. 2 loại chất này có nhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng dầu dừa kết hợp với các món ăn salad rau củ, hoặc chiên xào nấu nướng.
1.4. Cải thiện trí nhớ
Với khả năng kích thích sản xuất BDNF (Brain-Derived Neurotrophic Factor) – Protein đóng vai trò quan trọng trong việc bảo và phát triển tế bào não, dầu dừa có khả năng tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng ghi nhớ ở những bệnh nhân Alzheimer.
Dầu dừa có tác dụng cải thiện trí nhớ
1.5. Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng
Dầu dừa có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện khả năng hấp thu các vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể làm giảm các vấn đề về đường ruột như viêm loét hay khó tiêu nhờ vào đặc tính kháng viêm.
2. Dầu dừa ăn được không?
Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể nấu ăn bằng dầu dừa. Dầu dừa không chỉ an toàn để tiêu thụ mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như cung cấp năng lượng, hỗ trợ cải thiện trí nhớ, tăng cường sản xuất cholesterol HDL, từ đó giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, dầu dừa lại chứa nhiều hàm lượng chất béo bão hòa cao với hàm lượng lên đến 9.57g trong 1 muỗng canh.
Khi ăn quá nhiều loại dầu ăn này sẽ làm gia tăng cholesterol LDL trong máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Từ đó, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng loại dầu ăn này hợp lý, kết hợp với các thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, cá hồi,… để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
3. Gợi ý các món ăn nấu bằng dầu dừa
Để trả lời cho câu hỏi “Dầu dừa ăn được không” thì Dahala sẽ gợi ý những món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà bạn có thể chế biến:
3.1. Cơm dừa (Coconut Rice)
Nguyên liệu:
- Gạo: 1 cốc
- Nước cốt dừa: 1 cốc
- Nước: 1 cốc
- Dầu dừa: 1 muỗng
- Muối: 1/2 thìa cà phê
- Lá dứa: 1-2 lá
Cách làm:
- Rửa gạo cho sạch và để ráo.
- Tiếp tục đun nóng dầu dừa trong khoảng 10-20 giây, sau đó cho gạo vào xào sơ khoảng 2-3 phút cho thơm.
- Tiếp theo thêm nước cốt dừa, nước, muối và lá dứa vào nồi sau đó khuấy đều.
- Đun sôi hạ lửa nhỏ và đậy nắp lại, nấu trong khoảng 15-20 phút cho đến khi gạo chín.
- Tắt bếp và để cơm nóng khoảng 10 phút trước khi mở nắp.
Cơm dừa
3.2. Tôm chiên giòn với dầu dừa
Nguyên liệu:
- Tôm tươi: 500 g
- Bột chiên xù: 1 cốc
- Trứng gà: 2 quả
- Bột mì: 1/2 cốc
- Dầu dừa: 1 muỗng canh
- Muối và tiêu
Cách làm:
- Rửa sạch tôm và để ráo nước sau đó ướp cùng muối và tiêu.
- Trộn bột mì, trứng, bột chiên xù lại với nhau
- Nhúng từng con tôm vào bột mì, sau đó vào trứng rồi cuối cùng là bột chiên xù.
- Đun nóng 1 muỗng dầu dừa trong chảo sâu lòng, sau đó cho tôm vào chiên vàng đều hai mặt.
- Vớt tôm ra để ráo dầu và thưởng thức với tương ớt hoặc sốt mayonnaise.
3.3. Bánh chuối với dầu dừa
Nguyên liệu:
- Chuối chín: 3 quả
- Bột mì: 1 cốc
- Đường nâu: 1/2 cốc
- Dầu dừa: 1/3 cốc
- Trứng gà: 2 quả
- Bột nở: 1 thìa cà phê
- Muối
Cách làm:
- Làm nóng lò ở nhiệt độ 180°C (350°F) và chuẩn bị khuôn bánh bằng cách bôi dầu hoặc lót giấy nướng.
- Nghiền nhuyễn chuối trong một tô lớn, sau đó thêm trứng, đường và dầu dừa đã tan chảy vào khuấy đều.
- Trộn bột mì, bột nở và muối vào hỗn hợp chuối cho đến khi hòa quyện.
- Đổ hỗn hợp vào khuôn bánh và nướng trong khoảng 25-30 phút hoặc cho đến khi bánh vàng và chín.
- Để nguội trước khi cắt thành miếng và thưởng thức.
3.4. Súp rau củ nấu với dầu dừa
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1 củ (cắt khúc)
- Khoai tây: 1 củ (cắt khúc)
- Hành tây: 1 củ (băm nhỏ)
- Nước dùng rau củ hoặc nước lọc: 4 cốc
- Dầu dừa: 1-2 muỗng
- Muối và tiêu
Cách làm:
- Đun nóng dầu dừa trong 1 chiếc nồi lớn, sau đó cho hành tây vào xào cho thơm.
- Tiếp tục thêm cà rốt và khoai tây rồi xào khoảng 5 phút.
- Đổ nước dùng vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, nấu khoảng 20 phút cho rau củ mềm.
- Cuối cùng, nêm muối và tiêu theo khẩu vị rồi tắt bếp.
3.5. Bánh quy dầu dừa
Nguyên liệu:
- Dầu dừa: 1 -2 muỗng
- Đường nâu: 3/4 cốc
- Trứng gà: 1 quả
- Bột mì đa dụng: 1 cốc
- Baking soda: 1/2 thìa cà phê
- Muối
Cách làm:
- Trước tiên, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ 180°C (350°F).
- Trộn đều dầu dừa, đường nâu và trứng cho đến khi mịn trong 1 bát lớn.
- Tiếp tục thêm bột mì, baking soda và muối vào bát rồi trộn đều.
- Dùng muỗng múc hỗn hợp bánh quy lên khay nướng đã lót giấy nướng.
- Nướng trong khoảng 10-12 phút hoặc cho đến khi bánh quy có màu vàng nhẹ.
Hy vọng, thông qua bài viết này, Dahala đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “dầu dừa ăn được không”. Bên cạnh đó, chúng tôi đã gợi ý một số món ăn từ dầu dừa để bạn có thêm sự lựa chọn trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc sử dụng lượng dầu dừa sao cho hợp lý, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.