Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh dầu ăn xuất hiện trong gian bếp. Dầu ăn không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với mỗi loại dầu ăn, tác dụng của chúng đối với sức khỏe cũng khác nhau.
Trong bài viết này, DAHALA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại dầu ăn phổ biến, lợi ích và cách chọn lựa sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gia đình.
1. Phân loại dầu ăn?
Các chuyên gia phân dầu ăn thành 2 loại chính là dầu ăn thực vật và dầu ăn động vật. Mỗi loại dầu ăn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn.
1.1. Dầu ăn thực vật
Dầu thực vật là lựa chọn phổ biến và lành mạnh cho nhiều gia đình, được chiết xuất từ hạt, quả và các phần khác của cây. Những loại dầu này không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số loại dầu thực vật thông dụng và đặc điểm nổi bật của chúng:
- Dầu hạt cải: giàu Omega 6, có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh tim.
- Dầu ngô: chứa nhiều omega-3 và vitamin E, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và có tác dụng làm lành vết thương hiệu quả.
- Dầu ô liu: là loại dầu ăn xuất hiện phổ biến trong chế độ ăn kiêng nhờ khả năng giảm cân, ổn định đường huyết và ngăn ngừa đột quỵ.
- Dầu bơ: giàu chất béo không bão hòa và các vitamin thiết yếu, tốt cho mắt và não bộ ở trẻ.
- Dầu lạc (dầu đậu phộng): có tác dụng cân bằng cholesterol trong cơ thể, giảm huyết áp cùng 1 số lợi ích khác.
- Dầu đậu nành: không chứa cholesterol, dầu đậu nành giàu vitamin K và omega-3, bảo vệ sức khỏe tim mạch và tốt cho da.
- Dầu hướng dương: sở hữu Omega 6 cao nên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
- Dầu hạt lanh: có hàm lượng Omega 3 cao nhất các loại thực vật nên có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện làn da và giảm huyết áp.
Dầu ăn thực vật giàu chất béo không bão hòa
1.2. Dầu ăn động vật
Dầu ăn động vật, hay còn gọi là mỡ động vật, là nguồn chất béo quan trọng trong chế biến thực phẩm. Thông thường, mỡ động vật thường chiết xuất từ các loại thịt, gia cầm và hải sản, mang lại hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Dưới đây là một số loại dầu ăn động vật phổ biến:
- Mỡ lợn: được chiết xuất từ phần mỡ của heo, thường được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống. Nó chứa nhiều axit béo bão hòa và vitamin A, D, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ chức năng tế bào.
- Mỡ gà: có hương vị nhẹ nhàng và thường được dùng để xào hoặc làm nước sốt. Nó cũng cung cấp cholesterol cần thiết cho cơ thể và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch khi sử dụng với liều lượng hợp lý.
- Mỡ bò: thường sử dụng trong các món nướng hoặc chiên, mang lại hương vị đậm đà. Tuy nhiên, do chứa nhiều axit béo no, nên cần sử dụng một cách tiết chế để tránh tăng cholesterol xấu.
- Mỡ cá: thường có hàm lượng Omega 3 cao nên tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bổ sung chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống.
2. Lợi ích của dầu ăn đối với sức khỏe
Theo các chuyên gia, dầu ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch. Dưới đây là chi tiết một số tác dụng của dầu ăn mà bạn không nên bỏ qua:
2.1. Cung cấp axit béo không bão hòa
Nhiều loại dầu ăn như dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu hạt lanh có chứa axit béo không bão hòa. Những loại dầu ăn này giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
2.2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Đa số các loại dầu ăn giàu chất béo không bão hòa đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ tim mạch. Chúng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp và bảo vệ động mạch khỏi các bệnh lý xơ vữa.
2.3. Cải thiện sức khỏe não bộ và thị lực
Axit béo Omega 3 có trong dầu hạt lanh có vai trò quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của thị lực, gia tăng khả năng nhìn trong đêm. Ngoài ra, loại dầu ăn này còn có khả năng cải thiện trí nhớ, giảm triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Dầu ăn cải thiện thị lực và trí nhớ
2.4. Giảm nguy cơ ung thư
Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng việc tiêu thụ dầu thực vật có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa đa cao, đặc biệt là Omega 3. Axit béo này sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh các hợp chất kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
3. Nên lựa chọn dầu ăn như thế nào?
Khi lựa chọn dầu ăn, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin thành phần cơ bản và cách sử dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết để bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn khi chọn dầu ăn:
3.1. Điểm bốc khói cao
Điểm bốc khói là nhiệt độ mà dầu ăn bắt đầu phân hủy và tạo ra khói. Khi dầu bị đốt cháy, những chất dinh dưỡng có trong dầu sẽ dần tan biến, mất hương vị và sinh ra chất độc hại. Nếu bạn thường xuyên chiên hoặc nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao, hãy chọn dầu có điểm bốc khói cao như:
– Chọn:
- Dầu hạt cải: điểm bốc khói khoảng 204°C.
- Dầu lạc: điểm bốc khói khoảng 232°C.
- Dầu hướng dương: điểm bốc khói lên tới 232°C.
- Dầu hạt lanh ép lạnh: điểm khói lên đến 250°C
– Tránh: Dầu nguyên chất (extra virgin olive oil) có điểm bốc khói thấp (khoảng 160-190°C) nên không thích hợp cho việc chiên ở nhiệt độ cao.
3.2. Tỷ lệ axit béo
Tỷ lệ axit béo trong dầu ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại dầu có tỷ lệ axit béo không bão hòa cao như:
- Dầu ô liu: giàu axit oleic (Omega 9) có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
- Dầu hạt lanh: chứa nhiều Omega 3 có khả năng đào thải cholesterol xấu, tốt cho tim mạch và não bộ.
- Dầu hạt cải: có hàm lượng Omega 6 cao nên tốt cho hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tránh các loại dầu chứa nhiều axit béo bão hòa: hạn chế ăn dầu dừa hoặc mỡ động vật (mặc dù có một số lợi ích nhưng nên sử dụng điều độ).
3.3. Màu sắc và độ trong
Chất lượng của dầu ăn có thể được đánh giá qua màu sắc và độ trong. Vì thế, bạn nên lựa chọn những loại dầu ăn trong suốt có màu sắc tự nhiên và không có cặn lợn cợn. Nên hạn chế những loại dầu có màu tối hoặc đục vì loại dầu này có thể chứa tạp chất hoặc bị oxy hóa.
Màu sắc dầu ăn phải trong, không có cặn
3.4. Thương hiệu uy tín
Nên chọn các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Tường An, Cái Lân,… là những thương hiệu đã có tiếng trong ngành dầu ăn tại Việt Nam, nên quy trình sản xuất và nguồn gốc hoàn toàn rõ ràng. Tuyệt đối, tránh các loại dầu không rõ nguồn gốc hoặc giá rẻ bất thường vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại hoặc được tái chế từ mỡ động vật.
>> Xem thêm: Top 10+ hãng dầu ăn nổi tiếng chất lượng cao tại Việt Nam
3.5. Sử dụng theo món ăn
Mỗi loại dầu có hương vị riêng và phù hợp với các món ăn khác nhau. Ví dụ, dầu oliu thích hợp với các món salad, dầu hạt lanh ép lạnh thì thường dùng để chiên xào nấu nướng ở nhiệt độ cao. Với dầu mè, bạn có thể làm nước chấm, các món kho hoặc chiên để gia tăng hương vị cho món ăn.
4. Cách bảo quản dầu ăn
Việc bảo quản dầu ăn đúng cách là cách hiệu quả để bảo vệ hương vị và giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là những bí quyết hữu ích giúp bạn bảo quản dầu ăn một cách hiệu quả nhất:
4.1. Chọn bao bì phù hợp
Chai thủy tinh tối màu: ưu tiên sử dụng chai thủy tinh tối màu hoặc chai nhựa chất lượng cao để bảo vệ dầu khỏi ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ thúc làm tăng tốc độ oxy hóa khiến dầu nhanh hỏng.
4.2. Bảo quản nơi khô ráo
Dầu ăn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Một số loại dầu như dầu hạt lanh, dầu oliu,… rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng từ môi trường bên ngoài nên nhiệt độ lý tưởng để bảo quản là dưới 20°C. Việc này sẽ giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
4.3. Lọc và sử dụng đúng cách
- Lọc cặn sau khi sử dụng: Nếu bạn tái sử dụng dầu, hãy để dầu nguội rồi lọc bỏ các cặn thức ăn trước khi lưu trữ. Cặn có thể gây ra mùi khó chịu và làm giảm chất lượng của dầu.
- Sử dụng bình chứa không khí kín: Để bảo quản dầu đã lọc, hãy sử dụng bình chứa không khí kín. Điều này giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của không khí và giữ cho dầu luôn tươi mới.
4.4. Kiểm tra độ an toàn của dầu
Trước khi sử dụng, bạn hãy kiểm tra xem dầu có mùi và màu sắc của dầu. Nếu phát hiện dầu có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường thì nên vứt bỏ ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số dấu hiệu cho thấy dầu đã hỏng bao gồm bọt trên bề mặt, kết cấu dày hoặc nhờn, và màu sắc tối hơn so với ban đầu.
Hy vọng thông qua bài viết “Dầu ăn: Phân loại, lợi ích và cách lựa chọn” đã giúp bạn hiểu rõ những thông tin hữu ích để giúp bạn lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe bản thân và cả gia đình.