Trong những năm gần đây, dầu dừa (Coconut oil) là dòng sản phẩm được một số quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp và dinh dưỡng. Hiện nay, một số người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng dầu dừa vào trong việc nấu ăn, chẳng hạn như chiên, xào, nấu nướng các loại thực phẩm như thịt, rau củ.
Tuy nhiên, dầu dừa có hàm lượng chủ yếu là chất béo bão hòa, khoảng 92% là Axit Lauric. Do đó, loại dầu thực vật trên có tác dụng tương tự như chất béo động vật (bơ, mỡ lợn). Vậy, ăn dầu dừa có tốt cho sức khỏe không? Hãy cùng DAHALA tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của dầu dừa (Coconut oil)
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, hàm lượng dinh dưỡng của dầu dừa (1 muỗng canh 15ml) chứa:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
---|---|
Nước | 0.003 g |
Calo | 104 kcal |
Tổng chất béo | 11.5 g |
Tổng lượng mỡ | 10.5 g |
Carbohydrates | 0.097 g |
Canxi | 0.116 mg |
Sắt | 0.006 mg |
Vitamin E | 0.013 mg |
Chất béo bão hòa | 9.57 g |
Chất béo không bão hòa đơn | 0.732 g |
Chất béo không bão hòa đa | 0.197 g |
Omega 3 | 0.002 g |
Omega 6 | 0.195 g |
Hiện nay, dầu dừa được phân thành 3 loại chính là dầu dừa ép lạnh, dầu dừa tinh luyện và dầu dừa hữu cơ.
- Dầu dừa ép lạnh: được chiết xuất từ cơm dừa tươi bằng phương pháp ép lạnh giúp giữ lại tối đa các dưỡng chất và hương vị tự nhiên của dừa.
- Dầu dừa tinh luyện: được xử lý qua nhiều bước lọc và tinh chế giúp loại bỏ mùi vị và màu sắc tự nhiên của dừa, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng.
- Dầu dừa hữu cơ: được sản xuất từ dừa được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và hóa chất độc hại.
Những loại dầu dừa trên đều sở hữu hàm lượng chất béo cao, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thành chất chống oxy hóa,… giúp bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
2. Lợi ích dầu dừa đối với sức khỏe
Ăn dầu dừa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất,… Do sở hữu chất béo trung tính chuỗi trung bình MCTs cao, dầu dừa có tác dụng:
2.1. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Chất béo chuyển hóa MCTs trong dầu dừa có tác dụng giảm tích tụ mỡ thừa trong cơ thể nhờ khả năng đốt cháy chất béo. Do chuỗi cacbon của MCTs ngắn hơn so với những axit béo, gan sẽ dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa thành kerotones. Sau đó, Kerotones sẽ trở thành nguồn năng lượng chính thay thế cho glucose.
Khi vận động, cơ thể sẽ sử dụng MCTs ngay lập tức nên thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo giúp giảm cân dễ dàng hơn. Vào năm 2003, tiến sĩ Marie-Pierre St-Onge và những người cộng sự đã cho 24 người đàn ông béo phì bổ sung 18 – 24g dầu dừa giàu MCTs trong vòng 16 tuần. Kết quả, năng lượng tiêu hao của những người đàn ông đã tăng lên. Điều này giúp cân nặng của họ suy giảm đáng kể.
Dầu dừa có tác dụng giảm cân
2.2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nhờ đặc tính chống viêm, dầu dừa có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Vào năm 2020, giáo sư Mohammad Javad Hosseinzadeh-Attar cùng các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm trên 48 đối tượng có độ tuổi từ 20-50. Họ đã cho những người tham gia bổ sung 30 ml dầu dừa nguyên chất (tương đương 2 muỗng canh) trong vòng 4 tuần. Kết quả, hàm lượng Triglyceride trong huyết thanh đã suy giảm đáng kể.
2.3. Hỗ trợ quá trình cải thiện trí nhớ
Ngoài vai trò cung cấp năng lượng, dầu thực vật này có thể kích thích sản xuất các yếu tố dinh dưỡng thần kinh ( Neurotrophic factors) có nguồn gốc từ não (BDNF). Loại protein sẽ hỗ trợ các tế bào thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Vào năm 2018, giáo sư José Enrique de la Rubia Ortí và những người cộng sự đã đã chứng minh mức độ hiệu quả của loại dầu này trong việc cải thiện trí nhớ ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.
2.4. Tăng cường sức khỏe mái tóc
Dầu dừa có tác động mạnh mẽ trong việc nuôi dưỡng các sợi tóc nhờ giàu dưỡng chất thiết yếu cho tóc. Với tính kháng khuẩn tự nhiên cao, dầu sẽ bảo vệ da đầu khỏi gàu, nấm tóc và nhiều căn bệnh khác.
Vào năm 2022, các nhà nghiên cứu đến từ Ấn Độ đã thử nghiệm tác động của dầu dưỡng tóc làm từ dừa đối với tóc người bị hư tổn do gội đầu thường xuyên. Sau 1 khoảng thời gian theo dõi, các tác giả kết luận rằng dầu dừa có khả năng tăng độ xốp cho tóc.
Dầu dừa tăng cường sức khỏe mái tóc
2.5. Tăng cường sức khỏe làn da
Sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng “Liệu dầu dừa có ăn được không? có tốt cho da không?” thì câu trả lời là có. Theo tiến sĩ y khoa – Jane Wu của tổ chức Cleveland Clinic Canada cho biết, hàm lượng axit béo có trong dầu dừa chủ yếu là axit béo chuỗi trung tính axit lauric. Axit này có khả năng làm dịu da khô, điều trị các vết thương nhẹ trên da.
Vào năm 2017, tiến sĩ Ji Eun Jang đã sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên da người. Các chuyên gia đã sử dụng tia cực tím B (UVB) để đánh giá đặc tính chống viêm của dầu dừa. Kết quả, các dấu hiệu bị viêm trên da người đã suy giảm đáng kể nhờ tăng cường lớp rào cản bảo vệ da.
3. Ăn dầu dừa có tốt cho sức khỏe không?
Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể nấu ăn bằng dầu dừa. Đây là một loại dầu thực vật mà bạn có thể dùng để nấu ăn và nướng bánh thay cho các loại dầu và bơ khác. Nhờ sở hữu điểm khói khoảng 177°C, dầu dừa nguyên chất thường dùng để rang, xào, chiên, nướng bánh.
Việc ăn dầu dừa sẽ cải thiện trí nhớ, tăng cường quá trình trao đổi chất, thúc đẩy việc đốt cháy calo khi vận động tốt hơn. Theo tạp chí Healthline cho biết, bạn nên sử dụng từ 1-2 muỗng dầu dừa để nấu các món rau củ, thịt, cá hoặc trứng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều dầu dừa sẽ gây ra hàng loạt rủi ro đến sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hay tăng huyết áp.
Dầu dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
4. Tác dụng phụ của dầu dừa đối với sức khỏe?
Thực tế, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã khuyến khích mọi người không nên sử dụng nhiều dầu dừa vì chứa nhiều chất béo bão hòa. AHA cho biết, mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ chất béo bão hòa dưới 13g (khoảng 120 calo) mỗi ngày, còn 1 muỗng canh dầu dừa chứa khoảng 10g (khoảng 104 calo). Nếu hấp thụ quá mức, cơ thể bạn sẽ bị:
- Tăng cholesterol xấu trong máu
- Tăng huyết áp
- Dễ mắc các bệnh tim mạch
- Dị ứng
- Dễ bị tiêu chảy, nổi mụn.
5. Kết luận
Thực tế, việc ăn dầu dừa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc chăm sóc sắc đẹp và giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần nên lưu ý hàm lượng sử dụng dầu dừa để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ hay tăng huyết áp. Do đó nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng dầu dừa để đạt hiệu quả tốt nhất.