Dầu ăn đậu nành là một trong những loại dầu ăn được giới chuyên gia đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Theo trang Statista cho biết, dầu đậu nành đang xếp hạng vị trí thứ 2 về mức độ phổ biến sử dụng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, loại dầu ăn này sở hữu hàm lượng chất béo bão hòa khá cao nên khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết này, DAHALA sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết về loại dầu ăn này bao gồm: thành phần, lợi ích và lưu ý sử dụng.
1. Thành phần của dầu ăn đậu nành (Soybean oil)
Dầu ăn đậu nành là một nguồn dinh dưỡng phong phú, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể giúp tim mạch khỏe mạnh, cải thiện chức năng não và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng chính có trong dầu đậu nành:
Thành phần dinh dưỡng
- Axit béo không bão hòa đa: 61%
- Axit béo không bão hòa đơn: 24%
- Axit béo bão hòa: 15%
- Omega 3 (Axit alpha-linolenic): 7%
- Omega 6 (Axit linoleic): 54%
- Vitamin E: 12%
- Phytosterols: 3%
Dầu ăn đậu nành giàu axit không bão hòa đa
2. Lợi ích của dầu ăn đậu nành
Theo tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cho biết, sản lượng sản xuất dầu ăn đậu nành toàn cầu đạt mức 60 triệu tấn vào năm 2019. Điều này chứng tỏ tiềm năng to lớn của loại dầu ăn này đối với sức khỏe. Dưới đây là chi tiết một số lợi ích của dầu đậu nành:
2.1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Dầu ăn đậu nành chứa hàm lượng axit béo không bão hòa đa cao, đặc biệt là Omega 3 và Omega 6. Đây là những axit béo “tốt” có khả năng giảm nồng độ cholesterol LDL trong cơ thể, tăng cường sản xuất cholesterol HDL (tốt), từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
2.2. Cải thiện trí não
Một trong những lợi ích quan trọng của dầu đậu nành là hỗ trợ sự phát triển cho hoạt động của não bộ. Khi nấu ăn, những dưỡng chất của dầu ăn và thực phẩm sẽ hòa quyện với nhau. Điều này sẽ cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.
2.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Dầu ăn đậu nành là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Vitamin E là một chất chống oxy hóa nên có thể làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.
2.4. Cải thiện sức khỏe xương khớp
Chứa hàm lượng vitamin K cao, dầu ăn đậu nành sẽ hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi giúp duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và các vấn đề về xương khớp khác. Theo một nghiên cứu được tạp chí NIH công bố, chỉ cần tiêu thụ 5mg vitamin K mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Dầu ăn đậu nành cải thiện sức khỏe xương khớp
2.5. Nâng tầm làn da và mái tóc
Những axit béo thiết yếu và vitamin E trong dầu ăn đậu nành sẽ cung cấp độ ẩm cho da, giúp làn da trở nên mềm mại, mịn màng hơn. Ngoài ra, loại dầu ăn này cũng góp phần nuôi dưỡng tóc, giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn.
2.6. Kiểm soát cân nặng
Mặc dù, dầu ăn đậu nành chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao, nhưng loại axit béo sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường quá trình đốt mỡ khi vận động. Khi được sử dụng điều độ trong chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với lối sống lành mạnh thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát cân nặng.
3. Tác dụng phụ của dầu ăn đậu nành (Soybean oil)
Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, dầu ăn đậu nành cũng có những tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá mức như:
3.1. Dễ tăng viêm
Theo các chuyên gia, dầu ăn đậu nành chứa hàm lượng axit Omega 6 nên khi tiêu thụ quá mức sẽ gây ra tình trạng viêm. Hơn nữa, chỉ hấp thụ loại axit béo này mà không bổ sung Omega 3 sẽ làm mất tỉ lệ “vàng” giữa Omega 3 và Omega 6 là 4:1. Điều này sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây ra các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
3.2. Dị ứng
Với những bạn bị dị ứng với loại cây họ đậu hoặc các chất phụ gia cần lưu ý khi tiêu thụ dầu đậu nành, vì dễ gặp phản ứng dị ứng bao gồm ngứa, phát ban, buồn nôn hoặc khó thở. Do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn thành phần sản phẩm hoặc chọn loại sản phẩm khác.
4. Lưu ý cách sử dụng dầu ăn đậu nành (Soybean oil)
Hầu hết mọi người đều biết cách sử dụng dầu ăn đậu nành, nhưng để sử dụng đúng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số lưu ý khi tiêu thụ loại dầu ăn này:
- Tránh sử dụng ở nhiệt độ cao; không để dầu vượt quá “điểm bốc khói” để ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất độc hại.
- Không chiên lại nhiều lần để tránh hình thành chất độc hại, giảm giá trị dinh dưỡng của dầu.
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao. Nên sử dụng chai thủy tinh để bảo vệ dầu tránh bị oxy hóa dưới ánh mặt trời.
- Kết hợp với thực phẩm khác giàu Omega 3 như cá hồi, sò, dầu hạt lanh và các loại hạt để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và giảm nguy cơ viêm.
Hy vọng thông qua bài viết “Dầu ăn đậu nành: thành phần, lợi ích và lưu ý sử dụng” sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để bạn tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng của loại dầu ăn này trong chế độ ăn hàng ngày.