Dầu thực vật là một trong những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc mà đa số các gia đình người Việt sử dụng. Do cho rằng dầu thực vật không chứa cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp nên chúng ta đều lựa chọn để chế biến các món chiên, xào và nấu nướng.
Bên cạnh những lợi ích tốt cho sức khỏe, dầu thực vật cũng tiềm ẩn muôn vàn rủi ro nếu sử dụng không đúng cách. Vậy, ăn dầu thực vật có tốt không? Hãy cùng DAHALA tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Lợi ích của việc ăn dầu thực vật?
Các loại dầu thực vật bao gồm dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu hướng dương,… thường chứa hàm lượng axit béo Omega 3, Omega 6, Omega 9 cao,…không chứa cholesterol tốt cho sức khỏe. Khi ăn dầu thực vật, bạn sẽ nhận lại một số lợi ích như:
1.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Việc ăn dầu thực vật được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, theo nghiên cứu tại Đại học bang New York, Buffalo và được xuất bản bởi “Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ” vào tháng 2 năm 1990. Các chuyên gia đã phát hiện những người mắc bệnh tim mạch sử dụng dầu thực vật hàng ngày đã cải thiện lượng đường trong máu, cân bằng huyết áp và giảm mức cholesterol xấu trong huyết thanh.
Dầu thực vật giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
1.2. Giảm nguy cơ ung thư vú
Một số loại dầu thực vật giàu Omega 3 như dầu hạt lanh, dầu cây gai, dầu oliu,… sở hữu đặc tính kháng viêm giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Vào năm 2015, tiến sĩ Tao Huang và những người cộng sự đã tiến hành thử nghiệm 11.161 phụ nữ bị ung thư vú. Họ đã cho những người tham gia bổ sung 10g dầu thực vật mỗi ngày. Kết quả, các tế bào ung thư vú đã suy giảm đáng kể.
1.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Dầu thực vật có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch nhờ vào hàm lượng các axit béo không bão hòa cao như Omega 3, Omega 6,… và các chất chống oxy hóa. Các thành phần này giúp duy trì sức khỏe của màng tế bào, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Dầu thực vật có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch
1.4. Cải thiện quá trình trao đổi chất
Theo nghiên cứu tại Đại học bang São Paulo, Brazil được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng” số tháng 10 năm 2010, việc tiêu thụ dầu thực vật như dầu ô liu sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất ở những người béo phì. Do loại dầu thực vật này chứa các hợp chất phenolic – chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống đông máu cao, do đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
1.5. Giảm lo âu và trầm cảm
Việc ăn dầu thực vật như dầu mè sẽ giải phóng axit amin Tyrosine giúp kích thích não sản xuất dopamine. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, cảm giác vui vẻ và động lực. Khi mức dopamine được duy trì ở mức ổn định, nó có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
2. Ăn dầu thực vật có tốt không?
Câu trả lời là có, thực tế ăn dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu oliu sẽ cung cấp nguồn chất béo cần thiết cho cơ thể chúng ta. Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương là những nguồn cung cấp Omega 6 dồi dào, tốt cho sức khỏe, còn dầu hạt lanh, dầu hạt cải là những loại dầu giàu Omega 3.
Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý đến việc cân bằng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 để tránh những rủi ro sức khỏe. Theo tổ chức AHA cho biết, Omega 6 là axit béo mà cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp được nên hạn chế bổ sung, còn Omega 3 chỉ có thể bổ sung thông qua các loại cá béo, rong biển, hàu, hạt óc chó, hạt lanh và dầu hạt lanh.
Ăn dầu thực vật giàu Omega 3 lợi cho sức khỏe
3. Tác hại của việc ăn dầu thực vật không đúng cách?
Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, ăn dầu thực vật không đúng cách sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm:
3.1. Tăng mức cholesterol xấu
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan thuộc khoa dinh dưỡng trường Đại học Nông Nghiệp Việt Nam cho biết: “Trong dầu ăn thực vật có nhiều axit chưa bão hòa đa, no, đa nối đôi. Khi chiên rán đồ ăn ở nhiệt độ cao hơn 100°C thì sẽ làm mất chất dinh dưỡng, sinh ra gốc tự do hoặc aldehyde, lâu ngày tích tụ lại sẽ ảnh hưởng xấu đến cho tim mạch.”
3.2. Rối loạn đường tiêu hóa
Đa số các gia đình người Việt có thói quen là sử dụng lại dầu đã qua chế biến để tiết kiệm, việc này vô hình chung sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, và đau bụng. Khi trải qua quá trình đun nóng nhiều lần, các phân tử dầu sẽ bị biến đổi sinh ra các hợp chất gây hại như acrylamide, aldehyde,… sẽ gây ra tình trạng kích ứng dạ dày, dẫn đến triệu chứng đau bụng, khó tiêu.
3.3. Dễ gây tăng cân, béo phì
Giống như những loại dầu giàu chất béo khác, dầu thực vật có chứa hàm lượng calo rất cao. Theo thống kê, 1g dầu thực vật chứa khoảng 9 calo, cao gấp đôi lượng calo từ protein và carbohydrate (khoảng 4g). Càng tiêu thụ nhiều dầu thực vật, lượng chất béo có trong cơ thể sẽ ngày càng tích tụ dưới dạng mỡ thừa, từ đó tăng nguy cơ béo phì.
3.4. Mất cân bằng tỉ lệ lành mạnh Omega 3 và Omega 6
Dầu thực vật chứa hàm lượng Omega 6 cao, trong khi lượng Omega 3 lại rất thấp tạo ra sự mất cân bằng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6. Hậu quả là sản sinh nhiều chất gây viêm, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.
Theo các chuyên gia, tỉ lệ “vàng” giữa Omega 3 và Omega 6 đạt ở mức 4:1 hoặc 5:1. Đây là tỉ lệ “hoàn hảo” giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, thấp khớp hay phòng ngừa các bệnh hen suyễn.
4. Nên ăn dầu thực vật hay mỡ động vật?
Câu trả lời là có, chúng nên cân bằng sử dụng cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật. Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị lượng chất béo không bão hòa tiêu thụ hàng ngày từ 20% – 35%, còn chất béo bão hòa là <10% tổng lượng calo hàng ngày của mỗi người.
Dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu hạt lanh, dầu hướng dương,… thường chứa nhiều axit béo không bão hòa đa nên có lợi cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, mỡ động vật giàu chất béo chuyển hóa nên có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Vì vậy, việc kết hợp hài hòa giữa dầu thực vật hay mỡ động vật sẽ cân bằng lượng chất béo phải có sự tư vấn cho từng đối tượng. Đối với người béo phì, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, việc hạn chế ăn mỡ động vật là điều cần thiết.