Đối tượng sử dụng Omega 3 là ai? Phương pháp bổ sung Omega 3 cho cả gia đình?

Mục lục

Hầu hết mọi đối tượng trong gia đình đều có thể sử dụng Omega 3, nhưng trẻ ở lứa tuổi từ 0-13 tuổi hấp thụ hiệu quả nhất dưỡng chất thiết yếu này

Omega 3 là một axit béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự tổng hợp Omega 3, mà chỉ có thể bổ sung thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đối tượng sử dụng Omega 3 và cách thức bổ sung hiệu quả cho các thành viên trong gia đình. Trong bài viết này, DAHALA bật mí tất cả thông tin từ đối tượng đến phương pháp sử dụng cho cả gia đình. Các bạn hãy cùng đón xem nhé!

1. Đối tượng sử dụng Omega 3 hiệu quả

Hầu hết tất cả mọi nhóm tuổi, giới tính đều là đối tượng sử dụng Omega 3. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, trẻ em chính là nhóm cần được bổ sung Omega 3 nhiều nhất để phát triển về mặt tư duy lẫn thể chất.

1.1 Trẻ em từ 0-12 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, bác sĩ khuyên rằng các mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi vì hàm lượng Omega 3 có trong sữa mẹ đã bổ sung dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch non nớt của bé. Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, dòng sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng từ bé. Vì thế, các mẹ cần bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày, sử dụng dầu ăn dặm cho bé giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, giảm tình trạng ốm vặt.

Bổ sung omega 3 cho bé
Bổ sung omega3 cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

1.2 Trẻ em từ 1-6 tuổi

Omega 3 là axit béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, thị lực và hệ thần kinh cho bé. Trong giai đoạn này, bộ não của trẻ sẽ có sự phát triển vượt bậc so với lúc mới sinh. Kích thước não sẽ tăng đến 80% lúc trẻ 3 tuổi và 90% khi trẻ đạt 5 tuổi, giúp năng lực trẻ phát triển vượt bậc so với bạn cùng trang lứa.

1.3 Trẻ em từ 7-18 tuổi

Đây là lứa tuổi trẻ mà theo các chuyên gia đánh giá cần được bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho trí não. Tại giai đoạn này, bé bắt đầu việc đi học, khả năng nhận thức và tư duy tốt hơn. Vì thế, đây là điều vô cùng quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ, nâng cao sự tập trung để đạt thành tích cao trong học tập.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé dễ gặp căng thẳng trong học tập do khối lượng bài tập nhiều, cùng với kỳ vọng của ba mẹ quá lớn. Điều này khiến bé dễ mắc các bệnh về mắt, tâm lý,… tệ hơn là trầm cảm. Vì thế, ba mẹ nên bổ sung Omega 3 cho trẻ để giảm thiểu các tình trạng trên.

Không chỉ chú ý đến vấn đề về sức khỏe, ba mẹ cũng cần quan tâm đến trạng thái tâm lý của trẻ. Từ 12-18 tuổi là giai đoạn bắt đầu dậy thì, hành vi và cảm xúc của trẻ khó nắm bắt, dễ kích động hơn. Tại Việt Nam, chúng ta đã không ít lần nhìn thấy nhiều bé đã lìa bỏ cuộc đời trong ánh mắt ngỡ ngàng của bậc phụ huynh, nguyên nhân chỉ vì áp lực học tập quá lớn, thiếu sự quan tâm, hỏi han từ những người thân trong gia đình.

Trước kia, chúng ta cũng từng ở giai đoạn đó, ít nhiều ta cũng thấu hiểu được trạng thái của trẻ. Vì thế, các ba mẹ hãy kiên nhẫn, đồng cảm, quan tâm và động viên đến bé. Đây cũng chính là phương pháp được rất nhiều chuyên gia khuyên để bé phát triển toàn diện nhất.

 

 

Bổ sung omega 3 cho trẻ từ 7 - 18 tuổi
Bổ sung omega 3 cho trẻ từ 7 - 18 tuổi

2. Tác dụng của Omega 3 đối với các thành viên trong gia đình

Omega 3 là dưỡng chất thiết yếu với cơ thể con người. Theo các nhà khoa học, axit béo tốt này đóng vai trò chính trong việc phát triển trí não, tim và thể chất. Dưới đây là tác dụng Omega 3 cụ thể:

2.1. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Omega 3 có khả năng giảm mức triglycerides trong máu, một yếu tố rủi ro cho bệnh tim. Nhờ việc giảm độ nhớt của máu, Omega 3 giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cao huyết áp. Theo nghiên cứu, Omega 3 giúp cải thiện sức khỏe của động mạch bằng cách ngăn chặn sự hình thành các mảng bám, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Tác dụng omega3 trong dầu hạt lanh

2.2. Phát triển hệ thần kinh

DHA và ALA (Omega 3) là dưỡng chất quan trong việc phát triển não bộ và hệ thần kinh. DHA chiếm một phần lớn trong cấu trúc của màng tế bào não, giúp duy trì tính linh hoạt và chức năng của các synapses – nơi truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. ALA có tác dụng kích gan sản xuất xeton, cung cấp nguồn năng lượng cho não ngoài glucose. Điều này hỗ trợ quá trình học tập và trí nhớ. DHA và ALA cũng tham gia vào việc giảm viêm não và hỗ trợ tái tạo mô thần kinh, có lợi cho những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson.

Đối với trẻ em, nó có tác dụng hỗ trợ phát triển trí tuệ, cải thiện sự chú ý và giảm nguy cơ mắc các rối loạn phát triển như ADHD. Nó cũng có vai trò trong việc cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần.

2.3. Giảm viêm 

Bên trong Omega 3, nó sẽ kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cơ chế hoạt động chính là hạn chế sản xuất và phóng thích các Cytokine viêm và Eicosanoids, những chất trung gian hóa học gây viêm trong cơ thể. Xuất phát từ việc đã bổ sung quá nhiều Omega 6 có trong các loại dầu hướng dương, dầu đậu nành, trứng,… đã dẫn đến cơ thể bạn bị viêm. Bạn có thể bổ sung Omega 3 thông qua các loại hạt, cá béo,….để giảm đau và sưng tấy, vừa cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh viêm mạn tính khác như bệnh tim mạch vành và một số loại ung thư, bởi vì viêm là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của các bệnh này.

 
Tác dụng kháng viêm của dầu hạt lanh
Tác dụng kháng viêm của dầu hạt lanh

2.4. Hỗ trợ sức khỏe tinh thần

Theo nghiên cứu, Axit DHA và ALA có thể cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng của trầm cảm và lo âu. 2 axit béo này giúp điều chỉnh hoạt động hóa học trong não, bao gồm việc cân bằng lượng serotonin và dopamine, hai hóa chất não quan trọng liên quan đến tâm trạng và hành vi.

Đối tượng sử dụng Omega 3 thích hợp cho những người mắc bệnh trầm cảm. Omega 3 vừa tăng hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm, vừa làm phương thức dự phòng điều trị bệnh. Đồng thời, bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ mắc các triệu chứng khác như rối loạn lưỡng cực và  tâm thần sau chấn thương.

2.5. Hỗ trợ sự phát triển thai nhi

Những bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú là đối tượng sử dụng Omega 3 hoàn hảo. Đây là dưỡng chất hỗ trợ phát triển của não bộ và võng mạc cho bé. DHA chiếm một phần lớn trong cấu trúc não và mắt, nên việc bổ sung đủ lượng Omega-3 giúp phát triển trí tuệ và thị giác của trẻ. Nếu trong quá trình mang thai mà mẹ không bổ sung Omega 3 vào cơ thể, thì thai nhi sẽ lấy nguồn Omega 3 từ não mẹ để phát triển não bộ, dẫn đến việc thiếu hụt Omega 3 trong cơ thể của mẹ.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nạp đầy đủ Omega 3 có thể giảm nguy cơ sinh non và cải thiện cân nặng khi sinh cho trẻ. Các mẹ có thể ăn các loại cá béo như cá hồi, cá trích,… hoặc các loại hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó. Bạn có thể tìm hiểu thêm tác dụng Top 7 lý do cho việc bổ sung Omega 3 cho trẻ tại đây.

3. Phương pháp bổ sung Omega 3 đúng cách cho cả gia đình

Dựa vào nghiên cứu, mỗi thành viên trong gia đình sẽ có liều lượng bổ sung Omega 3 khác nhau, ví dụ cha, mẹ sẽ cần nạp nhiều lượng Omega 3 so con cái trong gia đình. Dưới đây là hàm lượng axit béo được các chuyên gia khuyến nghị:

Độ tuổi Liều lượng DHA Liều lượng ALA Liều lượng EPA Tổng lượng Omega 3
Cha 250-500 1100-1600 250-500 1600-2700
Mẹ đang mang thai 400-600 1100-1600 250-500 1750-2700
Mẹ đang cho con bú 300-400 1100-1600 250-500 1650-2500
Trẻ sơ sinh 100-120 500-700 50-70 650-890
Bé từ 1-3 tuổi 200-250 500-700 50-70 750-1020
Bé từ 4-8 tuổi 250-300 500-700 50-70 800-1070
Bé  từ 9-13 tuổi 300-400 500-700 50-70 850-1170
Bé từ 14-18 tuổi 400-600 500-700 50-70 950-1370

3.1. Bổ sung Omega 3 cho cha

Theo thời gian, cơ thể nam giới cần bổ sung axit béo nhiều hơn so với các nhóm đối tượng khác để duy trì hoạt động sống cơ thể, tăng cường cơ bắp. Đa số, những người đàn ông sẽ là trụ cột chính của gia đình nên thường xuyên đi sớm về muộn để cuộc sống gia đình luôn đầy đủ. Do đó, họ thường gặp nhiều áp lực từ công việc lẫn các mối quan hệ xã hội dẫn đến chế độ ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể.

Lúc này, Omega 3 là dưỡng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho họ như cải thiện tâm trạng, tăng sức khỏe não bộ và khớp. Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị rằng nam giới nên bổ sung tối thiểu 1.6g Omega 3 mỗi ngày. Họ khuyên rằng mỗi tuần nên ăn từ 2-3 khẩu phần cá béo (cá hồi, cá ngừ,…) hoặc tiêu thụ 1-2 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày và hạn chế uống rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.

3.3. Bổ sung Omega 3 cho mẹ đang mang thai hoặc cho con bú

Trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú, mẹ cần rất nhiều dưỡng chất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé lẫn mẹ. DHA và EPA là thành phần chính cấu tạo của hệ thần kinh và thị lực ở trẻ, lên đến 35% giúp bé phát triển trí não và thị giác tối ưu. Không chỉ vậy, axit béo trên có thể cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Một số loại thực phẩm các mẹ cần bổ sung như:

  • Trái cây: Chuối, bơ, kiwi,… là những thực phẩm giàu vitamin E, giúp bảo vệ Omega 3 khỏi oxy hóa nên thường xuyên ăn mỗi ngày.
  • Hạt và dầu từ hạt: Hạt chia, óc chó, hạt lanh,… hoặc dầu hạt lanh chứa nhiều ALA đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nên ăn tối thiểu 30g hạt hoặc 15ml dầu hạt lanh mỗi ngày.
  • Trứng: Trứng gà, trứng vịt cung cấp DHA và choline, tốt cho trí não. Nên ăn trứng 2-3 quả mỗi tuần.
  • Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi,… là nguồn cung cấp dồi dào DHA và EPA. Nên ăn cá béo ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 100g.
Bổ sung dầu hạt lanh cho phụ nữ mang thai
Bổ sung dầu hạt lanh cho phụ nữ mang thai

3.3. Bổ sung Omega 3 cho bé

Đây là nhóm độ tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các chức năng quan trọng cơ thể như thị lực, hệ thần kinh và tim mạch nên cần bổ sung lượng Omega 3 rất lớn. Theo nghiên cứu Omega 3 là dưỡng chất có thể cải thiện sự tập trung, tăng cường trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch giúp thúc đẩy sự phát triển bé nhanh hơn.

Các chuyên gia cho biết rằng, liều lượng cần hấp thụ axit béo Omega 3 của bé trai sẽ cao hơn bé gái, cụ thể bé gái cần nạp tối thiểu từ 1.1g, còn bé trai là 1.5 đến 1.7g. Các phụ huynh nên cho bé ăn từ 1 – 2 muỗng dầu hạt lanh mỗi ngày kết hợp với các loại hạt, sữa chua, hoặc cá béo,… trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Việc cho bé hấp thụ quá mức lượng chất béo cho phép sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ.

4. Một số tác dụng phụ khi trẻ hấp thụ chất béo vượt mức an toàn? 

Câu trả lời là có, theo các chuyên gia, tùy vào mỗi lứa tuổi, thể trạng, giới tính mà các mẹ nên bổ sung quá nhiều chất béo. Việc trẻ hấp thụ dư thừa sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Ợ nóng và đau bụng: Đây là triệu chứng do sự kích thích của dầu cá trên niêm mạc dạ dày, gây cảm giác khó chịu và ợ nóng.
  • Tiêu chảy: Liều lượng cao của chất béo có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt nếu cơ thể không quen với việc tiêu thụ một lượng lớn chất béo.
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Chảy máu nướu răng
  • Chảy máu lâu sau khi bị thương
  • Xuất hiện các chấm tím trên da
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Mệt mỏi.

Để đáp ứng đầy đủ Omega 3 mỗi ngày, các thành viên trong gia đình nên bổ sung từ 1 muỗng dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt OHAWA mỗi ngày. Trong 15 ml hạt lanh đã chứa đến 8g ALA (Omega 3 từ thực vật) có tác dụng bổ não, tăng cường sự tập trung bằng cách thúc đẩy sản xuất xeton giúp trẻ thông minh, phát triển hơn.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *