Trong nấu ăn, việc lựa chọn nguyên liệu không chỉ liên quan đến vấn đề mùi vị mà còn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Trong số những nguyên liệu mà chúng ta thường hay nấu ăn, bơ và dầu ăn lại được nhiều người ưa chuộng hơn hết. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng đối với sức khỏe nên không ít người băn khoăn trong việc lựa chọn. Vậy, nên chọn dầu ăn hay bơ – cái nào tốt cho sức khỏe? Hãy cùng DAHALA tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Ưu điểm của việc nấu ăn bằng bơ?
Bơ là thành phần nấu ăn đã quen thuộc hầu hết đối với chúng ta. Bạn có thể sử dụng bơ để phết lên bánh mì nướng, làm nước sốt, chiên, xào nấu nướng các món ăn. Theo chia sẻ của Chuyên gia dinh dưỡng – Đỗ Thị Ngọc Diệp, bơ là loại thực phẩm có hương vị béo ngậy, thơm ngon nên thường xuất hiện phổ biến trong các món chiên, nướng. Dưới đây là một số lợi ích của việc nấu ăn bằng bơ:
1.1. Hương vị thơm ngon
Bơ mang đến hương vị thơm ngon và béo ngậy, khiến món ăn trở nên hấp dẫn. thơm ngon hơn. Khi cho bơ vào chảo nóng, hương thơm quyến rũ sẽ lan tỏa khắp gian bếp, làm dậy lên tất cả các giác quan. Do đó, bơ thích hợp với các món ăn chiên, xào và nướng nhờ khả năng hòa trộn các nguyên liệu khác tạo nên 1 bữa ăn thơm ngon.
Bơ sở hữu hương vị thơm ngon
1.2. Chứa chất béo tốt
Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic (Omega 9). Chúng có tác dụng giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, thích hợp cho người đang ăn kiêng, những người có nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh về tim mạch và những người thừa cân.
1.3. Nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất
Bơ là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin thiết yếu như A, D, E và K, cùng với nhiều khoáng chất như canxi, magiê và kali. Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
1.4. Độ ẩm cao
Do sở hữu hàm lượng chất béo cao nên bơ thường sử dụng để làm bánh. Khi thêm vào các công thức làm bánh, bơ giống như một “phù thủy” tạo nên kết cấu hoàn hảo. Khi cắn, bạn sẽ cảm nhận từng miếng bánh mềm xốp, tan ngay trong miệng mang đến hương vị thơm ngon.
1.5. Đa dạng trong cách sử dụng
Bơ có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau, từ chiên, xào đến nướng. Bên cạnh đó, bơ cũng có thể được sử dụng để làm nước sốt, kem và các món tráng miệng mang đến sự đa dạng cho thực đơn hàng ngày.
Bơ có nhiều cách sử dụng trong nấu ăn
2. Nhược điểm của việc nấu ăn bằng bơ?
Để giải đáp cho câu hỏi “Chọn bơ hay dầu ăn” thì hãy xét đến việc nấu ăn. Việc sử dụng dầu bơ sẽ mang lại 1 số tác hại xấu đến với sức khỏe như:
2.1. Hàm lượng calo quá cao
Theo trang FoodData của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, 100g bơ chứa đến 650-750 calo. Khi nạp vào cơ thể nhiều calo hơn nhu cầu, phần calo dư thừa sẽ được cơ thể chuyển hóa và lưu trữ dưới dạng mỡ. Nếu không vận động thường xuyên thì bạn rất dễ bị tăng cân, béo phì, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Bơ chứa hàm lượng calo cao
2.2. Thời gian bảo quản kém
Thông thường, nếu bạn để bơ bên ngoài ở nhiệt độ môi trường thì chúng chỉ tồn tại khoảng 1 tuần. Nhưng, nếu bạn đem bỏ trong ngăn tủ lạnh thì thời gian bảo quản chúng lên đến 3 tuần – 1 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó là tương đối ngắn so với dầu ăn.
2.3. Nhiệt độ nấu ăn thấp
Một trong những nhược điểm của việc nấu ăn bằng bơ trong nấu nướng là chúng dễ bị cháy khi tiếp xúc nhiệt độ cao. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nấu ăn của bơ khoảng 150 – 160 độ C. Do chứa nhiều các chất béo bão hòa, ít chất béo không bão hòa nên những liên kết phân tử dễ bị phá vỡ. Khi bạn nấu ăn, những dưỡng chất của món ăn sẽ dần bị biến mất, thay vào đó là sinh ra những hợp chất có hại như aldehyde, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Ưu điểm của dầu ăn?
Nếu bạn đang phân vân trong việc chọn bơ hay dầu ăn để sử dụng thì dưới đây là câu trả lời:
3.1. Giàu hàm lượng chất béo không bão hòa
Dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu cải,… sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa đa cao: Omega 3, Omega 6. Đây là những axit béo có tác dụng rất tốt trong việc đào thải cholesterol xấu, kích thích cơ thể sản xuất cholesterol tốt. Nhờ đó, ngăn ngừa mắc bệnh về tim mạch, ung thư và bệnh tự miễn dịch.
Dầu ăn giàu chất béo không bão hòa
3.2. Hỗ trợ hấp thụ vitamin
Đa số các loại dầu ăn đều có khả năng hỗ trợ hấp thụ các vitamin A, D, E, K vì giàu chất béo. Những vitamin này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể ngăn chặn những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Ngoài ra. chúng còn tăng cường khả năng chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
3.3. Tăng cường hương vị cho món ăn
Dầu ăn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gia tăng hương vị cho các món ăn. Bằng cách sử dụng những loại dầu ăn chất lượng, những món ăn sẽ trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dầu ăn từ 2-3 muỗng trong 1 ngày để để tránh nạp quá nhiều calo và chất béo. Ngoài ra, nên chọn những loại dầu sở hữu hàm lượng Omega 3 cao vì chúng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch.
3.4. Thời hạn bảo quản lâu
So với bơ, thời gian bảo quản dầu ăn lâu hơn, khoảng 1 năm trở lên. Bạn không cần bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ cần đặt ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là có thể sử dụng được.
4. Nhược điểm của dầu ăn?
Bên cạnh những lợi ích của dầu ăn mang lại cho sức khỏe, chúng cũng tồn tại một số vấn đề đáng chú ý mà bạn nên cân nhắc. Một số nhược điểm của dầu ăn có thể kể đến:
4.1. Hàm lượng calo cao
Dầu ăn là một trong những nguồn cung cấp chất béo cao, có hàm lượng calo gấp đôi so với Protein và Carbohydrate. Việc tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến việc tăng cân, béo phì và các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch và tiểu đường.
4.2. Chứa chất béo không lành mạnh
Một trong những nhược điểm lớn nhất của dầu ăn là sự hiện diện của chất béo bão hòa cao. Dầu cọ, dầu dừa,… có thành phần axit béo chủ yếu là chất béo bão hòa, dễ làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL). Do đó, dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Một số loại dầu ăn khác như dầu hạt cải, dầu hướng dương,… có chứa hàm lượng Omega 6 rất cao. Mặc dù, Omega 6 đóng góp vai trò quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên việc tiêu thụ quá mức so với Omega 3 sẽ gây viêm trong cơ thể, góp phần gây ra các bệnh mãn tính
4.3. Điểm khói thấp
Một số loại dầu ăn như dầu oliu, dầu ngô, dầu hạt cải,… có điểm khói tương đối thấp nên thường dùng để ăn trực tiếp hoặc trộn salad. Khi nấu ăn ở nhiệt độ cao, những chất dinh dưỡng sẽ bị phân hủy, sinh ra những chất gây hại như acrolein, aldehyde ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Dầu ăn có điểm khói thấp
5. Nên chọn Bơ hay dầu ăn?
Việc chọn bơ hay dầu ăn sẽ phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu của bạn. Thực tế, cả bơ và dầu ăn đều mang đến những ưu, nhược điểm riêng đối với sức khỏe. Bơ sở hữu hương vị thơm vị thơm ngon, béo ngậy thích hợp với các món nướng. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo bão hòa cao trong bơ đòi hỏi bạn cần tiêu thụ một cách điều độ.
Đối với dầu ăn, chúng sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa đa cao nên có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, giảm huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, một số loại dầu ăn như dầu hạt lanh,… có điểm khói cao, thích hợp cho các món món chiên xào. Nhưng có 1 điểm bạn cần lưu ý là lựa chọn dầu nguyên chất, hạn chế các loại dầu đã qua tinh chế. Chú trọng tiêu thụ những loại dầu ăn giàu Omega 3, giảm bớt ăn dầu Omega 6 để cân bằng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 lành mạnh.
Việc lựa chọn bơ hay dầu ăn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, sở thích cá nhân và phương pháp nấu ăn của mỗi người. Nếu bạn muốn hương vị thơm ngon trong từng món ăn, bơ có thể là lựa chọn tốt. Nhưng nếu bạn cần một nguyên liệu dễ sử dụng, tốt cho sức khỏe dầu ăn cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Nếu là một người tiêu dùng thông minh, bạn nên cân bằng cả dầu ăn và bơ trong chế độ ăn uống hàng ngày để tối ưu hóa lợi ích của từng loại, đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng.