Đa số phụ huynh đang có bé đang trong độ tuổi ăn dặm đều có câu hỏi rằng “Có nên cho dầu ăn vào bột ăn dặm”. Khi bé bắt đầu ăn dặm, việc bổ sung dầu ăn là việc làm cần vì chúng sở hữu nhiều dưỡng chất. Dầu ăn có hàm lượng chất béo cao, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu ăn trong chế độ dinh dưỡng của bé cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả dinh dưỡng.
Trong bài viết này, DAHALA cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của dầu ăn dặm cho bé, cách cho bé ăn dặm với dầu ăn đúng cách và cách lựa chọn dầu ăn dặm tốt?
1. Lợi ích cho dầu ăn vào bột ăn dặm?
Dầu ăn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Khi mẹ cho dầu ăn vào bột ăn dặm sẽ mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sự phát triển của bé bao gồm:
1.1. Cung cấp năng lượng
Dầu ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi hoạt động của trẻ. Mỗi gram dầu ăn cung cấp 9 kilocalorie, gấp đôi lượng năng lượng so với protein và carbohydrate. Trẻ từ 6-24 tháng tuổi cần khoảng 30-50% tổng lượng calo từ chất béo.
Dầu ăn dặm là nguồn cung cấp năng lượng tốt
1.2. Hỗ trợ hấp thụ vitamin
Dầu ăn có khả năng hỗ trợ cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K. Các vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng, da và hệ miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng và gia tăng tốc độ phát triển thể chất lẫn tư duy của trẻ.
1.3. Cung cấp axit béo thiết yếu
Với hàm lượng chất béo cao, chủ yếu là Omega 3 và Omega 6, dầu ăn dặm sẽ hỗ trợ sự phát triển của não bộ và thị lực. Theo một số chuyên gia, các loại dầu như dầu oliu. dầu hạt lanh, dầu hạt cải chứa nhiều axit béo omega-3 nên hoàn toàn phù hợp cho bé ăn dặm từ 1-3 tuổi.
1.4. Hình thành mô mỡ
Chất béo có trong dầu ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mô mỡ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan thiết yếu. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều dầu ăn, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Lượng dầu ăn được khuyến nghị cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm là khoảng 5-10ml mỗi ngày.
Cho 5-10ml dầu ăn dặm để tích tụ mô mỡ
2. Có nên cho dầu ăn dặm vào bột ăn dặm không?
Để trả lời cho câu hỏi “Có nên cho dầu ăn vào bột ăn dặm” thì chúng ta hãy xét đến lợi ích của dầu ăn đối với sự phát triển của trẻ ăn dặm. Đây là loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ vitamin,… Do đó, việc bổ sung dầu ăn vào bột ăn dặm là việc nên làm và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chất béo từ dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu vitamin thiết yếu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ, thị giác và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tuy nhiên, mẹ đừng quên cho bé ăn đúng cách, đúng liều lượng và lựa chọn loại dầu ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Việc lạm dụng dầu ăn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
3. Cách cho bé ăn dặm với dầu ăn hiệu quả?
Việc cho bé ăn dặm với dầu ăn là điều không khó, nhưng để hấp thu tối đa dưỡng chất và ăn ngon miệng thì mẹ cần nắm vững những bí quyết sau:
3.1. Thời gian cho bé ăn dặm
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm thích hợp để giới thiệu dầu ăn vào thực đơn của bé. Trong giai đoạn này, cơ thể của bé phát triển cực kỳ mạnh mẽ nên chỉ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ là không đủ. Do đó, bé cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để nạp nhiều dưỡng chất hơn.
3.2. Hàm lượng dầu ăn cho bé ăn dặm?
Tùy từng độ tuổi mà cha mẹ cần cho bé ăn hàm lượng dầu ăn khác nhau:
- 6 – 7 tháng: Bắt đầu với 1/4 – 1/2 thìa cà phê/bữa, chia làm 2 bữa/ngày.
- 8 – 12 tháng: Tăng lên 1/2 – 1 thìa cà phê/bữa, chia làm 2 – 3 bữa/ngày.
- Trên 1 tuổi: Có thể cho bé ăn 1 – 2 thìa cà phê/bữa, chia làm 3 – 4 bữa/ngày.
Tuy nhiên, mẹ cần nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý phù hợp với thể trạng của bé. Trong trường hợp bé xảy ra 1 số tác dụng phụ thì mẹ nên dừng việc bổ sung dầu ăn dặm, sau đó đem bé đi đến bác sĩ để khám.
Mỗi độ tuổi sẽ có hàm lượng dầu ăn cần bổ sung khác nhau
3.3. Cách cho bé ăn hiệu quả
- Chờ thức ăn nguội bớt: Cho dầu ăn vào bột/cháo khi đã nguội bớt (khoảng 40 – 50 độ C) để giữ trọn dinh dưỡng và tránh làm bé bị bỏng.
- Cho từ từ, khuấy đều tay: Mẹ nên cho dầu ăn từ từ vào bột/cháo, vừa cho vừa khuấy đều cho đến khi dầu ăn tan hoàn toàn, tránh tình trạng dầu ăn vón cục, bé khó ăn.
- Kết hợp với các món ăn đa dạng: Ngoài bột/cháo, mẹ có thể trộn dầu ăn với súp, canh, rau củ xay nhuyễn… để tăng thêm hương vị và kích thích vị giác của bé.
- Thay đổi loại dầu ăn thường xuyên: thường xuyên sử dụng những loại dầu ăn khác nhau như dầu gấc, dầu hạt lanh,… sẽ giúp bữa ăn của bé thêm phong phú dưỡng chất, gia tăng hương vị cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
4. Cách lựa chọn dầu ăn dặm tốt
Khi lựa chọn dầu ăn cho bé trong giai đoạn ăn dặm, các nên chú ý đến một số tiêu chí quan trọng để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ. Đầu tiên, nên ưu tiên các loại dầu nguyên chất 100%, không chứa tạp chất và cholesterol để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt cải, dầu hạt lanh,… là những lựa chọn phổ biến vì chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, cần chú ý tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 trong dầu ăn vì những lợi ích đối với sức khỏe. Theo tổ chức AHA cho biết, nên lựa chọn những loại dầu ăn có tỉ lệ “vàng” Omega 3 và Omega 6 là: 4:1 hoặc 5:1. Tỉ lệ “lành mạnh” này sẽ hỗ trợ sự phát triển của não bộ, thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cuối cùng, cha mẹ cũng nên kiểm tra nguồn gốc và quy trình sản xuất của dầu ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Việc lựa chọn đúng loại dầu sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Hy vọng thông qua bài viết “Có nên cho dầu ăn vào bột ăn dặm? Lợi ích và cách sử dụng” sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ trong độ tuổi ăn dặm.